Truy cập nội dung luôn

Thông báo Thông báo

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 37
  Tổng lượt truy cập: 740365

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

CẢNH GIÁC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG MÙA MƯA
29/05/2020

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, thường xảy ra vào mùa mưa, tuy nhiên hiện nay có vài cơn mưa đầu mùa mà số người mắc bệnh sốt xuất huyết rãi rác nhiều xã trong địa bàng huyện và tập trung cao chiếm 3/19 xã. Theo số liệu thống kê của Khoa kiểm Soát bệnh Tật -Trung tâm Y tế Chợ Gạo, từ đầu năm 2020 đến ngày 25/5/2020 toàn huyện Chợ Gạo có tổng số106 ca (SXH nặng vào sốc là 04 ca). Những xã có mắc bệnh sốt xuất huyết cao ở 4 xã: Lương Hòa Lạc, Phú Kiết và xã Tân thuận Bình, Long Bình Điền.

Hình: triển khai ra quân diệt lăng quăng địa bàn xã

Hiện nay, bệnh sốt huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, những trường hợp nặng cần phải nhập viện để được theo dõi sát, điều trị triệu chứng và duy trì huyết áp bằng cách bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên những cơ địa đặc biệt như trẻ nhũ nhi, béo phì, người già, người có bệnh kèm theo như bệnh tim, bệnh thận, bệnh về máu việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết còn đang nghiên cứu. Để phòng bệnh sốt xuất huyết, tất cả mọi người chúng ta cần phải tích cực diệt muỗi, diệt lăng quăng, không để muỗi đốt, nên áp dụng nhiều biện pháp dân gian như phát hoang bụi rậm, giữ nhà cửa thoáng mát.

Mặc dù là mùa nắng, mật độ lăng quăng và muỗi không cao như mùa mưa nhưng số người mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng cao. Vì vậy tất cả chúng ta cần phải cảnh giác đối với bệnh này. Chú ý phòng tránh muỗi đốt cho trẻ, luôn cho trẻ ngủ mùng ban đêm lẫn ban ngày.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm vì có thể gây xuất huyết hoặc thoát huyết tương qua thành mạch máu làm giảm thể tích máu đưa đến tụt huyết áp, sốc và tử vong. Bệnh có thể diển biến nặng bất ngờ khó đoán trước được, bệnh do virus Dengue có 4 tupe huyết thanh và không có miễn dịch chéo, nên người bệnh chỉ miễn dịch với 1 type virus đã bị nhiễm trước đó và một người có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời.

Hiện nay chúng ta sống trong vùng dịch sốt xuất huyết lưu hành. Do đó, khi trẻ sốt phải theo dõi các dấu hiệu của sốt xuất huyết.

Những trường hợp trẻ sốt nhẹ, ăn uống được có thể chăm sóc theo dõi tại nhà. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy trẻ sốt cao liên tục, nhức đầu, nôn ói, co giật, tay chân lạnh, tiểu ít hoặc nằm li bì, vật vả, đau bụng, chảy máu cam, máu chân răng hoặc sốt đến ngày thứ ba không giảm cần phải đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu, định bệnh và điểu trị thích hợp.

Khi trẻ sốt cao, nhất là trẻ nhỏ cần phải cho uống thuốc hạ sốt để tránh co giật. các loại thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10mg- 15 mg/kg cân nặng. Chú ý nên cho trẻ uống nhiều nước. Các loại nước có thể uống được là nước chín, nước ép trái cây: nước dừa, nước cam , chanh. Dung dịch oresol còn gọi là nước biển khô. Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, không cho trẻ ăn uống thức ăn có chất phẩm màu, tránh nhầm lẫn tiêu phân đen với xuất huyết tiêu hóa.Không cạo gió, cắt lễ vì làm cho tình trạng xuất huyết năng hơn.

Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết lâu dài và hiệu quả là chúng ta cần phải thực hiện thường xuyên  diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt./.

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hồng -Trung tâm Y tế Chợ Gạo