Truy cập nội dung luôn

Thông báo Thông báo

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 29
  Tổng lượt truy cập: 740357

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

Nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
17/06/2021

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên khi trẻ 7 tháng tuổi trở lên thì sữa mẹ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho nhu cầu phát triển cơ thể trẻ. Do đó  ở giai đoạn này chúng ta cần phải cho trẻ ăn bổ sung.

I. NGUYÊN TẮC CHO ĂN BỔ SUNG

Ăn bổ sung hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần và trẻ không bị suy dinh dưỡng.

Bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 7, không ăn sớm quá trước 4 tháng và không ăn muộn sau 7 tháng.

Cho ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi.

Tận dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại địa phương, thực hiện tô màu bát bột hay bát cháo của trẻ mỗi bữa phải có ít nhất 4 loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng  ( chất bột, chất đạm, chất béo vitamin và khoáng chất ). Thường xuyên đổi bữa và thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ, chế biến thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt. Tiếp tục cho bú mẹ từ 18 đến 24 tháng.

Dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.

Chú ý tăng thêm dầu hoặc mở vào bát bột hay bát cháo của trẻ.

Vai trò của 4 nhóm chất trong cơ thể:

1/ Chất bột đường có nhiều trong gạo, bắp, khoai, bột mì, các loại củ và là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

2/ Chất đạm: cung cấp chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, chất đạm động vật có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…đạm thực vật có nhiều trong đậu nành, đậu xanh, bơ

3/ Chất béo: giúp trẻ ăn ngon miệng, no lâu, giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin cần thiết, chất béo có nhiều trong dầu ăn, mở, bơ.

4/ Vitamin muối khoáng  và chất xơ, giúp trẻ phòng bệnh tật, tiêu hóa tốt, các chất này có trong rau xanh ( rau ngót, rau dền, bí… các loại quả chín như đu đủ, cam xoài…)

Tóm lại: ăn bổ sung hợp lý là rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Vì khi trẻ được 7 tháng tuổi sữa mẹ không đủ nhu cầu năng lượng để phát triển.

Khi trẻ 7-12 tháng tuổi cho ăn mỗi ngày 3- 4 bữa bột đặc + bú mẹ.

Khi trẻ 1- dưới 24 tháng tuổi cho ăn mỗi ngày 4 - 5 bữa cháo hỗn hợp + bú mẹ

Khi trẻ đủ 24 tháng trở lên thì tập cho trẻ ăn chung mâm cơm với gia đình.

II. MỘT SỐ SAI LẦM HAY GẶP KHI CHO ĂN BỔ SUNG

1/ Sử dụng thực phẩm giàu đạm không đúng:

Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước ( nước hầm thịt, nước hầm xương…) không dùng cái. Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt, cá như: ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm, cua sợ trẻ ho và tiêu chảy. Không biết dùng các loại rau, quả là nguồn đạm thực vật, tuy rẻ nhưng rất tốt.

2/ Ít sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ:

Vì cho rằng dầu mỡ khó tiêu, gây tiêu chảy.

3/ Không cho trẻ ăn các loại rau xanh:

Thường các bà mẹ chỉ dùng nước luộc rau, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt củng chỉ lấy nước hầm để quấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm cho rằng trẻ không ăn được rau, và rau dễ rối loạn tiêu hóa.

4/ Cho trẻ ăn quá sớm khi chưa có răng:

Các bà mẹ cho rằng  ăn cơm sớm trẻ sẽ cứng cáp, nhanh biết đi. Thực tế nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm, trẻ chỉ nuốt chửng với nước rau luộc hoặc nước canh vì vậy bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá sức. Khi ăn cơm thường ăn chung với gia đình, trẻ ít được quan tâm, ưu tiên thức ăn nên bữa ăn của trẻ không được đảm bảo về số lượng củng như chất lượng.

Vì vậy các bậc cha mẹ nên quan tâm chăm sóc cho trẻ, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh chóng lớn, nếu trẻ được ăn uống đầy đủ các các nhóm thức ăn dành cho trẻ thì trẻ có thêm  sức đề kháng chống lại bệnh tật hiểm nghèo, trẻ không bị suy dinh dưỡng và làm giảm đi tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, cân bằng tỷ số dân số ./.

Lê Thị thu Hồng (Trung tâm Y tế Chợ Gạo)