Truy cập nội dung luôn

Thông báo Thông báo

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 53
  Tổng lượt truy cập: 740268

Liên kết Liên kết

Chi tiết tin

VÔNG THỨC ĂN VÀ VỊ THUỐC
01/04/2020

Vông còn được gọi là vông nem  tên khoa học Erythrina variegata L thuộc họ đậu Fabaceae, là một cây quí, được bộ Y tế xếp vào danh sách những cây thuốc trị bệnh trong đông Y.

Vông có thân cao to, vỏ thân có nhiều gai ngắn, sống dai nên người ta thường trồng vông làm hàng rào  và trồng trong vườn, làm trụ cọc cho các loại dây leo như: dây trầu, dây tiêu, lá vông nem làm thức ăn hoặc làm thuốc, người dân dùng lá gói nem, gỗ vông rất nhẹ, dùng để chạm trỗ thành con múa rối, trước kia người ta còn dùng thân vông  làm guốc, làm thớt.

Trên thế giới cũng có vài nước trồng vông làm cây cảnh, dùng làm thuốc vì loài vông này mọc nhiều lá được sử dụng trong Đông Y phổ biến là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, võ cây thu hái quanh năm.

Thức ăn từ cây Vông: lá Vông nem dùng để gói bọc phía trong cùng của miếng nem, không chỉ để ăn cùng miếng nem, mà vì có những vi khuẩn sống trên lá Vông  nên khi  gói nem giúp nem lên men nhanh chóng và đồng nhất  làm cho nem ngon và ổn định và không để cho các tạp khuẩn khác phát triển.

Lá Vông nem khá giàu chất đạm ( 5,3% protein, 3,3% Glucid, 1,4 % khoáng chất và các sinh tố nhóm B, C)  có thể dùng làm rau ăn sống, luộc, nấu canh, nhưng mỗi bữa ăn dành riêng cho một người dùng khoảng 10 - 15 lá, vì nó có tính an thần, gây ngủ. Ở miền trung có một món ăn rất bổ và khoái khẩu là lá Vông gói nhộng xào.

Vông nem là vị thuốc: Theo kinh nghiệm khi ăn lá Vông nem thấy có tác dụng an thần gây ngủ nên người ta dùng lá Vông với liều 3-5 g lá khô sắc uống trị chứng mất ngủ, tâm thần bất an, hạ huyết áp, vỏ cây Vông (4-6g/ ngày) sắc uống trị thấp khớp, đau dây thần kinh. Lá và võ cây giã nát đắp trị mụn nhọt. Lỡ loét, trị trỉ dùng lá tươi nướng nóng hoặc giã nát đắp vào hậu môn.

Hột Vông được dân gian dùng làm thuốc trị rắn cắn (hạt giã nát làm nóng với một ít nước rồi đắp vào vết cắn).

Theo nghiên cứu từ Đông Y cho thấy Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, Kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù, ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.

Vông nem có nhiều alcaloid: võ, lá, hột trong hột có chứa erysovin, võ cây còn chứa betasitosterol, hoa chứa hypaphorin... về dược tính, hoạt chất trong Vông nem có tính curare, có tác dụng làm thư giản cơ trơn hoặc làm liệt cơ hô hấp nếu dùng liều cao, alcaloid toàn phần trong Vông nem chống lại được tác động co thắt hệ thần kinh trung ương, chuột rút bởi pen tylenetatea-zol vì sốc điện tạo ra).

Tóm lại cây Vông nem có thể làm thức ăn hoặc làm thuốc như trên nhưng lưu ý tránh dùng quá liều vì các alcaloid trong cây có thể làm liệt cơ, liệt hô hấp gây tử vong./.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hồng.